Tin tức

6 Bước lên ý tưởng 1 khung chân bàn văn phòng

27 October, 2021
Nếu Bạn đang cần thiết kế một khung chân bàn văn phòng cho khách hàng, hoặc Bạn cần setup văn phòng đang cần tự xây dựng lên bộ bàn văn phòng do tự tay mình thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì chân bàn Poka sẽ gợi ý cho Bạn một vài lưu ý trong thiết kế khung bàn văn phòng lắp ghép. Bước 1: Tìm kiếm mẫu chân bàn văn phòng ưng ý Đây là bước đầu tiên để tìm ý tưởng thiết kế cho văn phòng. Bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc một vài văn phòng nào đó Bạn thích. Hình 1: tìm kiếm hình ảnh chân bàn văn phòng trên google hình ảnh Bước 2: Xác định chân bàn làm từ sắt hộp nào Sau khi có được ý tưởng về bàn văn phòng, thì phải xác định được chân bàn đó làm bằng chất liệu sắt hộp gì? ví dụ như sắt hộp 20x50mm, 40x40mm, hộp tam giác 55x55x78mm, chân ống côn style 49 vuốt xuống 20mm, hoặc ống chân oval. Đây đều đang những loại ống sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế chân bàn văn phòng hiện đại. Hình 2: ống thép hộp 25x50mm dùng làm chân bàn văn phòng Hình 3: ống thép hộp 50x50mm dùng làm chân bàn văn phòng Hình 4: ống thép hộp 55x55x78mm dùng làm chân bàn văn phòng Hình 5: ống thép oval dùng làm chân bàn văn phòng Bước 3: Chọn kích thước mặt bàn phù hợp với mặt bằng Khi đã chọn được mẫu chân bàn rồi, thì Bạn chọn kích thước mặt bàn sao cho phù hợp với vị trí mặt bằng. Đây cũng là điều quan trọng nhất, đôi khi chân bàn Bạn rất thích nhưng không phù hợp với vị trí mặt bằng thì cũng không sử dụng được.  Thông thường các kích thước phổ biến hiện nay cho bàn nhân viên 600x1200mm, 700x1400mm, 800x1600mm, hoặc bàn cụm như 1200x1200mm hoặc 1400x1400mm, bàn giám đốc gác tủ 800x1600mm hoặc 900x1800mm. Hình 6: Tổng hợp các mẫu chân bàn văn phòng kích thước 600x1200mm Hình 7: Tổng hợp các mẫu chân bàn văn phòng kích thước 700x1400mm Bước 4: Xác định chân bàn hàn chết hay tháo rời lắp ghép Trước kia thì các đơn vị cơ khí hay hàn liền cố định giữa chân bàn và giằng, điều này khiến cho việc vận chuyển vào thang máy hoặc di chuyển văn phòng khá khó khăn. Nhưng những năm gần đây chân bàn Poka đã chuyển sang các mẫu chân bàn lắp ghép ngàm, đây hiện đang là phương án tối ưu nhất dành cho chân bàn văn phòng. Hình 8: Chân bàn văn phòng tháo rời lắp ghép bằng ngàm Bước 5: Định vị trí khoét ổ điện để xác định vị trí giằng Bạn cần xác định sử dụng ổ điện kích thước bao nhiêu, từ đó có thể đưa ra vị trí lui của giằng dọc. Nếu ngay từ đầu bạn không định vị được điều đó rất có thể khoét lỗ điện lại đúng vào vị trí giằng gây khó khăn cho việc lắp đặt cũng như mất thẩm mỹ Hình 9: Xác định vị trí giằng để khoét ổ điện Bước 6: Bàn văn phòng có sử dụng yếm che chân không Nếu các bàn ngồi cách nhau, hoặc ở những vị trí thoáng, trống đặc biệt là bàn dùng cho nhân viên nữ thì nên sử dụng yếm che chân giúp cho hội chị em thoải mái trong việc mặc váy cũng như vấn đề riêng tư. Yếm có thể sử dụng yếm gỗ hoặc yếm sắt đột lỗ. Hình 10: Bàn nhân viên lắp yếm gỗ che chân Trên đây đều là những kinh nghiệm mà chân bàn Poka thường tư vấn cho khách hàng của mình. Nếu như Bạn chưa chọn được mẫu chân bàn ưng ý, xin hãy liên hệ ngay với chân bàn Poka theo Hotline/ zalo: 0988.611.808. Chúng tôi luôn có sẵn đỗi ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tư vấn nhiệt tình cho bạn từ lên ý tưởng, lên bản vẽ chốt 2D, xuất bản vẽ 3D để các Bạn có thể hình dung được bàn đó thế nào và cho đến thi công sản xuất cuối cùng.   
zalo